12 kỹ năng không thể thiếu trong quản trị nhân sự (phần 2)

00:41
Tiếp theo 12 kỹ năng không thể thiếu trong quản trị nhân sự (phần 1) 7 kỹ năng còn lại chắc chắn sẽ cho bạn những kiến thức bổ ích.
Mục lục [Ẩn]
  • 6. Khả năng chịu áp lực cao
  • 7. Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • 8. Kỹ năng thương thuyết
  • 9. Kỹ năng làm việc nhóm
  • 10. Kỹ năng lắng nghe
  • 11. Kỹ năng xử lý tình huống
  • 12. Kỹ năng đọc vị tâm lý

6. Khả năng chịu áp lực cao

Ở bất cứ vị trí quản lý nào, bạn đều phải chịu áp lực trong công việc. Nếu bạn không luyện kỹ năng kể trên, áp lực mà bạn phải chịu sẽ còn tăng hơn rất nhiều.
Khả năng chịu áp lực công việc

7. Kỹ năng giải quyết vấn đề

Khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề và chất lượng ra quyết định thể hiện trình độ năng lực của một người quản lý, giúp vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh.

8. Kỹ năng thương thuyết

Bạn phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều, đặc biệt khi bạn phải thương lượng mức lương cho nhân viên mới, thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động, v.v…

9. Kỹ năng làm việc nhóm

Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều). Vì thế, trong công việc, bạn cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự để hoàn thành công việc. Bạn là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của bạn. Vì thế, bạn cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của bạn để công việc được tiến hành thuận lợi.
[Tham khảo] Lỗi hay gặp của người quản lý nhân sự

10. Kỹ năng lắng nghe

Để trau dồi các kiến thức cũng như nâng cao kỹ năng của mình, người làm nghề nhân sự cần biết “lắng nghe”! Đi sâu đi sát với nhân viên và kịp thời điều chỉnh những quan hệ lao động một cách nhanh kịp thời trong mọi tình huống, biến cố. Thỉnh thoảng, một giám đốc nhân sự giỏi còn phải biến mình thành một thuyết khách, nhà ngoại giao giỏi, giúp động viên, hợp lực toàn công ty để cùng “lái con thuyền doanh nghiệp” đi lên.
Kỹ năng xử lý tình huống
Kỹ năng xử lý tình huống

11. Kỹ năng xử lý tình huống

Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một “cái đầu tỉnh và một trái tim nóng”.

12. Kỹ năng đọc vị tâm lý

Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”.
Trong bất cứ công ty nào thì bộ phận nhân sự cũng luôn luôn phải là người dung hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động. Do đó, người phụ trách nhân sự phải có các nguyên tắc cơ bản để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cả hai bên. Đối với tôi, điều quan trọng nhất là công ty phải tuân thủ theo các yêu cầu về luật pháp. Ngoài ra, người làm nhân sự cũng phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của cá nhân. 
Kỹ năng đọc vị tâm lý
Kỹ năng đọc vị tâm lý
[Tham khảo] Kỹ năng làm trưởng phòng nhân sự
Ngoài những yếu tố chuyên môn cần thiết mà nghề nhân sự đòi hỏi, theo tôi, muốn trở thành một nhà nhân sự giỏi cần có thêm những điều kiện sau: 
  • Phải là một nhà chiến lược kinh doanh cho công ty và tổ chức, phải là người thuộc nhóm tham mưu những kế hoạch định hướng cho Ban Giám đốc hay Hội đồng quản trị.
  • Quan trọng nhất, người làm nghề nhân sự cần có “tâm” đối với nghề nghiệp cũng như với các đồng nghiệp xung quanh. 
  • Làm việc trong một môi trường tập thể, hỗ trợ phát triển cùng các cộng sự đắc lực của mình. 
  • Nghề nhân sự không đòi hỏi bạn phải bắt đầu bằng một bằng cấp chuyên nghiệp, điều quan trọng là bạn phải yêu mến nghề này và có các tố chất yêu cầu. Để có thể giữ vị trí quản lý đối với nghề nhân sự, các bạn trẻ hãy bắt đầu bằng những công việc cụ thể. Nếu có phẩm chất phù hợp và phát triển tốt các kỹ năng chuyên môn thì vấn đề thăng tiến chỉ là thời gian. 

[Quay trở lại 12 kỹ năng không thể thiếu trong quản trị nhân sự (phần 1) của bài viết nếu bạn chưa đọc qua]
———————
nguồn “Đào tạo quản lý nhân sự”
12 kỹ năng không thể thiếu trong quản trị nhân sự (phần 2) 12 kỹ năng không thể thiếu trong quản trị nhân sự (phần 2)
910 1

12 kỹ năng không thể thiếu trong quản trị nhân sự (phần 2)

Chia sẻ bài viết

Cùng Chuyên Mục

Latest
Previous
Next Post »