Đắc Nhân Tâm - Phần I - Chương 3
Chương 3 : Ai Làm Được Điều Dưới Đây, Người Đó
Sẽ Có Cả Thế Giới
Tôi thường đi câu cá vào mùa hè. Tôi rất thích ăn kem và trái
cây nhưng cá lại thích ăn giun. Vì thế, khi đi câu, tôi không nghĩ đến món
khoái khẩu của mình mà nghĩ đến món khoái khẩu của cá. Tôi không móc kem hoặc
trái cây vào lưỡi câu mà là một con giun hay một con châu chấu, treo mồi trước
mặt con cá và nói: “Này, cá, có phải mày thích cái này không?”.
Ứng xử với con người cũng vậy.
Đây là điều mà Lloyd George, vị thủ tướng vĩ đại của Anh trong
Thế chiến Thứ I, đã làm. Khi có người hỏi làm thế nào ông giữ vững được quyền
lực trong khi nhiều nhà lãnh đạo thời chiến ở các nước khác thường bị lãng
quên, ông đáp sở dĩ ông làm được điều đó là nhờ một điều duy nhất: Học
được cách móc mồi vào lưỡi câu phù hợp với từng loại cá.
Có thể nói, cách duy nhất để gây ảnh hưởng đến người khác là nói
về những điều họ mong muốn và hướng dẫn họ làm thế nào để đạt được điều
đó.
Nếu muốn cậu con trai tuổi mới lớn của mình không hút thuốc lá
thì hãy nói về những điều mà nó muốn nghe, ví dụ như khả năng nó sẽ không tìm
được bạn gái do hơi thở không thơm tho hay không giành được giải trong trận
bóng đá sắp tới do sức khoẻ kém vì hút thuốc lá!
Có một thực tế đã được khoa học kiểm chứng là ngay cả các con
vật cũng muốn được đối xử như thế. Chuyện kể rằng một hôm, hai cha con triết
gia Ralph Waldo Emerson muốn đưa một con bê vào chuồng. Nhưng họ phạm phải một
lỗi thông thường là chỉ nghĩ tới điều mình muốn. Thế là merson và con
trai, kẻ đẩy, người lôi con bê. Nhưng con bê cũng chỉ làm theo những gì nó
muốn: cứ đứng dang chân ra và kiên quyết không nhúc nhích. Cô gái giúp việc cho
gia đình Emerson nhìn thấy tình cảnh đó. Cô không biết làm thơ hay viết
tiểu luận, nhưng cô hiểu tâm lý loài vật hơn nhà triết học Emerson. Cô đưa ngón
tay vào mồm con bê cho nó mút như bú mẹ, rồi từ từ vỗ về nó vào chuồng.
Từ ngày bạn chào đời, mọi hành động bạn
thực hiện đều là vì bạn muốn một điều gì đó. Tại sao bạn lại đóng góp tiền cho
các hội từ thiên? Bởi vì bạn muốn góp phần chia sẻ giúp đỡ những người bị
thương tật hay bất hạnh hơn bạn. Và vì bạn thực sự muốn làm một điều tốt, vô tư
và thánh thiện vì tình thương yêu.
Nếu như lòng mong muốn cảm giác này không
mạnh hơn niềm khao khát có nhiều tiền, bạn sẽ không bao giờ làm từ thiện được.
Dĩ nhiên, bạn có thể đóng góp bởi vì bạn cảm thấy xấu hổ nếu từ chối, hay bời
vì một người quen yêu cầu bạn làm thế. Dù theo kiểu nào thì cũng có một điều
chắc chắn: Bạn đóng góp bởi vì bạn mong muốn có được một điều gì đó.
Harry A. Overstreet, trong tác phẩm Ảnh
hưởng Hành vi Con người (Influencing Human Behavior), đã viết: “Mọi hành
vi đều nảy sinh từ chỗ chúng ta căn bản muốn điều gì. Lời khuyên hay nhất dành
cho những ai muốn thuyết phục người khác, dù là trong kinh doanh, trong gia
đình, trường học, hay chính trường, đó là: Trước hết, hãy khơi gợi ở người mình
muốn ảnh hưởng một ý muốn thiết tha. Ai làm được như thế sẽ có cả thế giới theo
mình và sẽ không bao giờ bị cô độc."
Andrew Carnegie, một người Scotland nghèo
khổ, chỉ có bốn năm ngồi ghế nhà trường, nhưng đã sớm học được ở trường đời
cách duy nhất có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của người khác. Đó là: Nói theo
cách người khác muốn nghe. Ông đã bắt đầu công việc với hai xu mỗi giờ để sau
này có thể đóng góp 365 triệu đô-la cho các tổ chức từ thiện. Hai cháu trai của
Carnegie đang học ở Yale luôn cho rằng chúng bận đến nỗi quên viết thư về nhà.
Chúng chẳng mảy may chú ý đến những bức thư tha thiết của mẹ, khiến mẹ chúng lo
lắng đến phát ốm. Carnegie đánh cuộc một trăm đô-la rằng ông có thể làm cho hai
đứa cháu trả lời ngay lập tức mà thậm chí không cần phải yêu cầu một lời nào.
Ông viết cho hai cháu một bức thư thăm hỏi, cuối thư nói rằng ông có gửi cho
mỗi đứa một tờ năm đô-la. Nhưng ông giả vờ quên không bỏ tiền vào phong bì. Và
đúng như ông tiên đoán. Thư trả lời đến ngay lập tức: “Chú Andrew thân mến…”.
Tôi đoán chắc là bạn có thể tự mình đoán ra phần còn lại của bức thư.
Một ví dụ khác về cách thuyết phục là câu
chuyện của Stan Novak ở Cleveland, Ohio. Buổi chiều nọ, Stan đi làm về và thấy
đứa con trai út tên Tim đang gào khóc trong phòng khách. Cậu bé không muốn đến
trường mẫu giáo vào ngày mai. Thay vì phản ứng như bình thường là đuổi thằng bé
ra khỏi phòng và buộc nó hứa phải đi học, Stan bình tỉnh ngồi xuống và suy
nghĩ: “Nếu mình là Tim, tại sao mình lại tức tối chuyện đến trường mẫu giáo?
Chắc là vì ở trường chẳng có gì hay mà bố mẹ lại không cho mình được ở nhà chơi”.
Thế là sau đó, hai vợ chồng anh lập ra một danh sách mọi trò chơi thú vị mà Tim
sẽ được tham gia ở trường mẫu giáo như vẽ tự do bằng đầu ngón tay, múa hát,
chơi với những người bạn mới.
Thế rồi, họ thực hiện các trò chơi đó ngay trước mặt thằng bé. Thấy hấp dẫn, anh trai của Tim là Bob nhập cuộc trước. Chẳng mấy chóc, Tim cũng tham gia. “Ồ, không đâu! Con phải đến trường mẫu giáo trước để học cách vẽ bằng mười đầu ngón tay”. Với tất cả sự hăng hái, người cha đọc toàn bộ danh sách những trò vui chơi ở trường theo cách mà cậu bé hiểu được, kể cho cậu nghe mọi điều thú vị ở trường mẫu giáo. Sáng hôm sau, Stan ngỡ ngàng khi thấy Tim đang ngồi ngủ say trên chiếc ghế ở phong khách vì đã thức dậy từ rất sớm để đợi bố đưa đến trường. Tim nói với cha: “Bởi vì con không muốn đến trường muộn”. Sự hăng hái của cha mẹ và anh trai đã làm nảy sinh ở Tim sự khao khát đến trường, trong khi bao nhiêu lời khuyên bảo hay doạ nạt đều vô ích.
Thế rồi, họ thực hiện các trò chơi đó ngay trước mặt thằng bé. Thấy hấp dẫn, anh trai của Tim là Bob nhập cuộc trước. Chẳng mấy chóc, Tim cũng tham gia. “Ồ, không đâu! Con phải đến trường mẫu giáo trước để học cách vẽ bằng mười đầu ngón tay”. Với tất cả sự hăng hái, người cha đọc toàn bộ danh sách những trò vui chơi ở trường theo cách mà cậu bé hiểu được, kể cho cậu nghe mọi điều thú vị ở trường mẫu giáo. Sáng hôm sau, Stan ngỡ ngàng khi thấy Tim đang ngồi ngủ say trên chiếc ghế ở phong khách vì đã thức dậy từ rất sớm để đợi bố đưa đến trường. Tim nói với cha: “Bởi vì con không muốn đến trường muộn”. Sự hăng hái của cha mẹ và anh trai đã làm nảy sinh ở Tim sự khao khát đến trường, trong khi bao nhiêu lời khuyên bảo hay doạ nạt đều vô ích.
Nếu lần sau, bạn muốn thuyết phục ai đó làm
việc gì thì trước khi làm điều đó, bạn hãy tự hỏi mình: “Tôi có thể làm gì
để người đó tự nguyện làm điều này?”. Tôi thường thuê theo mùa một khán
phòng lớn tại một khách sạn ở New York (khoảng 20 buổi tối mỗi mùa) để tổ chức
các cuộc diễn thuyết. Gần đến ngày khai mạc, người quản lý khách sạn đột ngột
báo tin rằng tiền thuê đợt này tăng gấp ba lần so với trước. Lúc đó, toàn bộ
thư mời đã được gửi đi.
Dĩ nhiên, tôi không muốn trả thêm tiền, nhưng nói với khách sạn về những điều tôi muốn thì có ích lợi gì? Họ chỉ quan tâm đến điều họ muốn. Hai ngày sau tôi quyết định đến gặp người quản lý và nói:
Dĩ nhiên, tôi không muốn trả thêm tiền, nhưng nói với khách sạn về những điều tôi muốn thì có ích lợi gì? Họ chỉ quan tâm đến điều họ muốn. Hai ngày sau tôi quyết định đến gặp người quản lý và nói:
“Tôi rất bất ngờ khi nhận được bức thư của ông nhưng tôi không hề trách ông. Nếu ở vào cương vị của ông, có lẽ tôi cũng làm tương tự. Trách nhiệm của người quản lý khách sạn là phải đạt được lợi nhuận bằng mọi cách. Nếu ông không làm thế, ông sẽ bị đuổi việc. Tôi hoàn toàn thông cảm với ông. Vậy bây giờ, chúng ta hãy cùng thử phân tích những cái được và những cái mất có thể xảy ra nếu ông tăng tiền thuê đợt này nhé!”
Sau đó, tôi lấy ra một tờ giấy, vạch một
đường ở giữa, bên này ghi “Được” và bên kia là “Mất”. Dưới mục “Được” tôi mở
ngoặc và viết dòng chữ “nếu khán phòng còn trống”. Sau đó tôi tiếp tục:
“Ông sẽ được thuận lợi là có phòng cho thuê khiêu vũ hay tổ chức sự kiện.
Đây là một thuận lợi to lớn đem đến cho ông nhiều tiền hơn so với cho thuê
phòng làm hội nghị. Nếu như tôi chiếm khán phòng suốt 20 đêm trong thời gian
cao điểm trong mùa thì chắc chắn ông sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi”. “Bên
cạnh đó, cũng có một vài điều bất lợi. Trước hết, ông chẳng tăng được thu nhập
từ tôi, trái lại còn bị mất đi, vì nếu phải trả số tiền thuê cao như vậy tôi
đành phải tổ chức hội nghị ở một nơi khác. Lại còn một thiệt hại nữa cho ông.
Những bài diễn thuyết của
tôi sẽ thu hút nhiều người thuộc giới thượng lưu và trí thức đên khách sạn này.
Đây sẽ là lời quảng cáo rất tốt cho khách sạn của ông. Nếu ông trả năm ngàn
đô-la để quảng cáo trên báo, ông vẫn không thể thu hút được nhiều khách hàng chất
lượng như thế đến khách sạn của ông. Như vậy nếu không có những bài diễn thuyết
của tôi thì khách sạn bị thiệt thòi nhiều”. Vừa nói, tôi vừa viết
hai điều ấy dưới mục “Mất” và trao tờ giấy cho ông quản lý, rồi bảo:“Mong
ông suy xét kỹ những điều lợi hại này rồi cho tôi quyết định cuối cùng”.
Hôm sau, tôi nhận được bức thư bảo rằng tiền thuê của tôi chỉ tăng 50% chứ
không phải là 300%. Thực sự, có được việc giảm giá này không phải do tôi nói về
điều mình mong muốn mà chỉ nói về điều ông quản lý khách sạn muốn và cách đạt
được điều mong muốn đó như thế nào.
Henry Ford nói: “Nếu như có một bí quyết nào để thành công, thì đó nằm ở khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như theo góc độ của chính mình”. Đây là lời khuyên kinh điển nhất từ xưa đến nay trong nghệ thuật đối nhân xử thế.
Henry Ford nói: “Nếu như có một bí quyết nào để thành công, thì đó nằm ở khả năng hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như theo góc độ của chính mình”. Đây là lời khuyên kinh điển nhất từ xưa đến nay trong nghệ thuật đối nhân xử thế.
Một chân lý đơn giản và hiển nhiên mà bất
kỳ ai cũng biết. Thế nhưng, 90% con người trên trái đất này lại quên dùng nó
trong suốt 90% thời gian sống của mình.
Hãy xem những bức thư được chuyển đến bàn viết của bạn vào sáng mai, bạn sẽ thấy hầu hết đều vi phạm nguyên tắc quan trọng ấy.
Hãy xem những bức thư được chuyển đến bàn viết của bạn vào sáng mai, bạn sẽ thấy hầu hết đều vi phạm nguyên tắc quan trọng ấy.
Chúng ta sẽ cùng thử đọc và phân tích bức thư của giám đốc bộ phận truyền thông của một công ty quảng cáo có chi nhánh trên toàn quốc gửi cho những người quản lý các trạm phát thanh địa phương
(trong ngoặc đơn là phản ứng giả định của
chúng ta khi đọc từng đoạn).
Kính gửi ông John Blank
Blankville, Indiana
Ông Blank thân mến!
Công ty ------- luôn mong muốn duy trì vị trí đứng đầu ngành
quảng cáo ở lĩnh vực truyền thanh.
(Ai cần biết công ty ông muốn gì? Tôi lo việc của tôi còn
chưa xong. Ngân hàng đòi tịch thu nhà tôi để xiết nợ, sâu bọ đang ăn trụi đám
rau quả, chứng khoán hôm qua lại sụt giá. Tôi lại vừa bị mất 85% giá trị cổ
phiếu sáng nay, không dược mời đến cuộc khiêu vũ tại nhà John tối qua. Bác sĩ
bảo tôi bị cao huyết áp, bị suy sụp thần kinh và tóc có gàu. Đã quá đủ rồi, vậy
mà sáng nay còn bị thằng nhóc nào đó ở New York gửi thư ba hoa về cái điều mà
công ty nó muốn. Thật bực mình! Chỉ cần hắn hiểu bức thư này làm mất thiện cảm
như thế nào, chắc hắn phải rút khỏi ngành quảng cáo mà về chăn vịt cho rồi!)
Các chương trình thông báo, quảng cáo quốc gia đều do công ty
chúng tôi đảm nhiệm. Việc triển khai nhanh chóng, đúng thời hạn đã giúp cho
chúng tôi liên tục đứng ở vị trí đầu ngành trong nhiều năm qua.(Công ty ông
lớn mạnh, giàu có, đứng đầu à? Thế thì sao? Dù công ty ông có lớn như Tập đoàn
General Motors hay General Electric hoặc Bộ tổng tham mưu quân đội Mỹ hay bằng tất
cả cộng lại thì cũng thế thôi. Nếu ông có được một chút thông minh hẳn ông phải
hiểu rằng tôi quan tâm đến việc tôi quan trọng như thế nào, chứ không phải ông
quan trọng như thế nào. Chuyện thành công to lớn của ông chỉ làm cho tôi bực
bội vì cảm thấy mình bé nhỏ và chẳng có giá trị gì.)
Chúng tôi muốn cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về
tình hình của các đài phát thanh.(Ông muốn ư! Ông có phải là con bò không
hả? Tôi không hề quan tâm gì đến điều ông muốn hay điều tổng thống Mỹ muốn. Để
tôi bảo ông một lần cho xong rằng tôi chỉ quan tâm tới điều tôi muốn mà thôi,
thế mà ông chưa hề nói một lời về điều đó trong bức thư ngu xuẩn của ông.)
Hãy cung cấp cho công ty chúng tôi lịch phát thanh hàng tuần của
đài ông – càng chi tiết càng tiện lợi cho việc lựa chọn, sắp xếp các chương
trình quảng cáo vào thời điểm thuận lợi nhất. (Thông tin quan trọng ư!
Ông điên rồi. Ông khoe khoang, kẻ cả và khiến tôi cảm thấy mình vô nghĩa, rồi
sau đó lại dám yêu cầu đưa cho ông “thông tin quan trọng”, thậm chí còn không
nói “xin làm ơn” khi yêu cầu điều đó nữa chứ. Thật không thể tưởng tượng được!)
Nhận được thư này, mong ông gửi ngay cho chúng tôi lịch phát
thanh gần nhất của đài ông, điều đó sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi
bên. (Thật là ngu xuẩn! Ông gửi cho tôi một bức thư rẻ tiền, nói nhăng
nói cuội, thế mà lại dám yêu cầu tôi “gửi ngay” cho ông, trong lúc tôi đang bực
bội về giấy nợ và về huyết áp của mình. Và ai cho ông cái quyền ra lệnh cho
tôi?... Ông nói điều này sẽ “mang lại lợi ích cho cả đôi bên”, nhưng ông
chưa cho tôi thấy là tôi sẽ có lợi ở điểm nào.)
Thân mến,
John Doe
Giám đốc Truyền thông
Tái bút : Bài viết thú vị dưới đây là từ tạp chí Blankville, hẳn
ông sẽ muốn phát thanh nó ở đài của mình. (Cuối cùng, tới phần tái bút
ông mới đề cập điều gì đó liên quan đến vấn đề của tôi. Tại sao ông lại không
bắt đầu bức thư bằng điều này? Nhưng nó dùng để làm gì, ông cũng không hề nói
rõ! Dân quảng cáo nào cũng đều nói nhảm như ông sao? Ông cần chi lịch phát
thanh gần đây nhất của tôi, cái ông cần là một chút chất xám để nhét vào cái
đầu bã đậu của ông!)
Dưới đây là một bức thư khác do người đứng đầu trạm cuối của một
công ty vận tải lớn gửi cho Edward Vermylen, một học viên của tôi. Bức thư đã
gây ấn tượng gì cho người nhận? Bạn hãy đọc nó và chúng ta sẽ cùng phân tích.
Kính gửi: Ông Edward Vermylen
Công ty A. Zerega’ Sons
28 Front St.
Brooklyn, N.Y. 11201
Thưa Ông,
Công việc tại trạm nhận hàng gửi ra nước ngoài theo đường sắt
của chúng tôi đã bị cản trở vì hàng hoá chuyển đến quá trễ vào cuối buổi
chiều.
Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tại trạm và trong một vài trường hợp chúng tôi đã không kịp giao hàng. Ngày 10 tháng 11 chúng tôi đã nhận được của công ty ông một lô hàng gồm 510 kiện vào lúc 4 giờ 20 chiều. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của ông để khắc phúc tình trạng chậm trễ ngoài ý muốn này. Xin ông cho biết rằng ông có thể chuyển một phần hàng hoá cho chúng tôi vào buổi sáng thay vì dồn tất cả vào buổi chiều, để tránh rơi vào trường hợp tương tự trong tương lai? Điều thuận lợi về phía ông trong cách thu xếp này là hàng hoá của ông sẽ được bốc dỡ nhanh chóng và chúng tôi bảo đảm sẽ gửi đi ngay sau đó. Thân mến
Điều này dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng tại trạm và trong một vài trường hợp chúng tôi đã không kịp giao hàng. Ngày 10 tháng 11 chúng tôi đã nhận được của công ty ông một lô hàng gồm 510 kiện vào lúc 4 giờ 20 chiều. Chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác của ông để khắc phúc tình trạng chậm trễ ngoài ý muốn này. Xin ông cho biết rằng ông có thể chuyển một phần hàng hoá cho chúng tôi vào buổi sáng thay vì dồn tất cả vào buổi chiều, để tránh rơi vào trường hợp tương tự trong tương lai? Điều thuận lợi về phía ông trong cách thu xếp này là hàng hoá của ông sẽ được bốc dỡ nhanh chóng và chúng tôi bảo đảm sẽ gửi đi ngay sau đó. Thân mến
J---- B----
Sau khi đọc bức thư này, ông Vermylen, người phụ trách bán hàng
cho công ty Zerega’ Sons gửi nó cho tôi với lời bình luận sau đây:
“Bức thư này đã phản tác dụng. Đầu thư họ kể lể nhưng khó
khăn của họ mà chúng tôi nói chung chẳng cần quan tâm. Mãi đến cuối thư mới nói
rằng nếu như cùng hợp tác, hàng hoá của chúng tôi sẽ được chuyển nhanh
chóng.
Nói khác đi, điều
chúng tôi quan tâm nhất lại được nhắc đến cuối cùng, toàn bộ kết quả của bức
thư gây nên sự phản đối hơn là hợp tác.”
Bây giờ chúng ta cùng xem thử liệu có thể viết lại hay cải thiện
bức thư này không. Chúng ta đừng phí thì giờ nói về những vấn đề của mình nữa.
Như Henry Ford khuyên: “Hiểu và thông cảm với quan điểm của người khác và
nhìn sự việc theo góc độ của người ấy cũng như góc độ của chính mình”.
Đây là bức thư đã được
viết lại. Có thể chưa phải là tốt nhất, nhưng cũng đáng khen ngợi:
Kính gửi: Ông Edward Vermylen
Công ty Zerega’ Sons
Số 28 Đường Front
Brooklyn, N.Y.11201
Công ty Zerega’ Sons
Số 28 Đường Front
Brooklyn, N.Y.11201
Ông Vermylen thân mến!
Công ty của ông đã từng là một trong những khách hàng thân thiết
của chúng tôi suốt mười bốn năm qua. Chúng tôi rất cám ơn những đơn đặt hàng
của ông và muốn đem đến cho ông một dịch vụ giao nhận nhanh chóng, hiệu quả
nhất. Tuy nhiên, thời gian gần đây chúng tôi chưa phục vụ ông nhanh chóng như
mong muốn vì các xe tải của ông chuyển cho chúng tôi những lô hàng lớn rất muộn
vào cuối buổi chiều, cụ thể là lô hàng vào ngày 10 tháng 11. Lý do là vì nhiều
khách hàng khác cũng chuyển hàng đến vào cùng thời gian như trên nên rất dễ xảy
ra tình trạng tắc nghẽn. Hậu quả là các xe tải của ông buộc phải xếp hàng chờ
tại cảng, đôi khi ngay cả việc chuyển hàng cho ông cũng bị hoãn lại. Điều này
quả thật sẽ đem lại những kết quả không tốt nhưng không phải là không giải
quyết được. Nếu có thể, xin ông vui lòng chuyển hàng đến chúng tôi vào sáng
sớm. Như thế các xe tải của ông sẽ không phải chờ, hàng của ông sẽ được dỡ
xuống ngay lập tức. Đồng thời, công nhân của chúng tôi cũng sẽ được về nhà sớm
hơn vào buổi tối để thường thức món mì ống tuyệt vời do công ty ông sản
xuất.
Cuối cùng, cho dù hàng của ông đến lúc nào đi nữa, chúng tôi
cũng sẽ nỗ lực hết sừc mình để phục vụ ông nhanh chóng.
Chúng tôi biết là ông rất bận. Xin đừng mất thời gian trả lời
bức thư này.
Thân mến
J----B----- -Trưởng Trạm
Barbara Anderson, nhân
viên của một ngân hàng ở New York, muốn chuyển công tác đến Phoenix, Arizona để
tiện chăm sóc sức khoẻ cho cậu con trai. Sử dụng những nguyên tắc đã học trong
khoá huấn luyện của chúng tôi, bà viết bức thư này cho mười hai ngân hàng ở
Phoenix:
“Thưa quý ngài!
Kinh nghiệm mười năm trong ngành ngân hàng của tôi sẽ là một
đóng góp hữu ích cho sự tăng trưởng nhanh chóng của ngân hàng của quý ngài.
Với nhiều khả năng khác nhau về nghiệp vụ ngân hàng tại Trust
Bank New York, tôi đã được đề bạt chức vụ hiện nay là Giám đốc Chi nhánh. Tôi
có nhiều hiểu biết thấu đáo trong mọi lĩnh vực ngân hàng, bao gồm cả những giao
dịch tiền gửi, tín dụng, cho vay và quản lý.
Tôi sẽ chuyển đến Phoenix vào tháng 5 và tin chắc rằng mình có thể góp phần vào sự lớn mạnh và tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng quý ngài. Tôi sẽ ở Phoenix vào ngày 3 tháng 4 và sẽ rất cảm kích nếu các ngài dành cho tôi cơ hội được chứng minh khả năng thực tế có thể giúp ngân hàng của quý ngài đạt được những kết quả như thế nào.
Tôi sẽ chuyển đến Phoenix vào tháng 5 và tin chắc rằng mình có thể góp phần vào sự lớn mạnh và tăng trưởng lợi nhuận cho ngân hàng quý ngài. Tôi sẽ ở Phoenix vào ngày 3 tháng 4 và sẽ rất cảm kích nếu các ngài dành cho tôi cơ hội được chứng minh khả năng thực tế có thể giúp ngân hàng của quý ngài đạt được những kết quả như thế nào.
Thân mến,
Barbara L. Anderson
Các bạn đoán thử xem bà Anderson có nhận được thư trả lời sau bức thư này không? Mười một ngân hàng đã mời bà đến phỏng vấn và bà nhận được thư mời làm việc của tất cả mười một ngân hàng này. Lý do đơn giản là vì bà Anderson không hề đề cập đến điều bà muốn mà chỉ nói về những điều bà có thể giúp cho các ngân hàng, tập trung vào điều họ muốn chứ không phải là điều bà muốn.
Các bạn đoán thử xem bà Anderson có nhận được thư trả lời sau bức thư này không? Mười một ngân hàng đã mời bà đến phỏng vấn và bà nhận được thư mời làm việc của tất cả mười một ngân hàng này. Lý do đơn giản là vì bà Anderson không hề đề cập đến điều bà muốn mà chỉ nói về những điều bà có thể giúp cho các ngân hàng, tập trung vào điều họ muốn chứ không phải là điều bà muốn.
Hàng trăm ngàn người bán hàng đang cất bước trên lề đường hôm
nay, mệt mỏi và thất vọng với mức lương thấp. Tại sao thế? Bởi vì họ bao giờ
cũng nghĩ đến điều họ muốn mà không nhận ra điều khách hàng muốn. Chúng ta bao
giờ cũng chỉ quan tâm tới việc giải quyết những vấn đề của mình mà thôi.
Và nếu như những người bán hàng có thể chỉ cho chúng ta thấy việc phục vụ
của họ hay hàng hoá của họ sẽ giúp giải quyết những vấn đề của chúng ta như thế
nào, họ sẽ không cần phải bán cho chúng ta. Chúng ta sẽ tự mua. Khách hàng muốn
cảm thấy mình đang mua chứ không phải được bán.
Thế mà nhiều người bán hàng lại bỏ phí cả cuộc đời đi bán sản
phẩm của mình mà không tìm hiểu ý muốn của người mua. Tôi đã có nhiều năm sống
ở Forest Hills, một cộng đồng như những gia đình sống khá biệt lập giửa trung
tâm New York. Một hôm, khi đang rảo bước đến nơi làm việc, tôi tình cờ gặp một
người kinh doanh bất động sản có thâm niên trong khu vực này. Ông ta rất thạo
Forest Hills nên tôi thuận miệng hỏi xem ngôi nhà trát thạch cao của tôi được
làm với rui kim loại hay gạch rỗng. Ông bảo không biết và tư vấn với tôi điều
mà tôi đã biết, đó là nên hỏi điều đó ở hội kiến trúc Forest Hills. Hôm sau,
tôi nhận được một bức thư của ông ta. Ông có cho tôi thông tin mà tôi muốn
không? Không, ông ta yêu cầu tôi cho phép tư vấn bảo hiểm. Rõ ràng ông không hề
quan tâm tới việc giúp tôi. Ông chỉ quan tâm tới việc giúp cho chính ông mà
thôi.
Thế giới này đầy những người muốn vơ vét và kiếm chác cho mình,
cho nên cá nhân hiếm hoi nào muốn phục vụ người khác một cách vô tư sẽ có được
một ưu thế to lớn: Họ sẽ rất ít bị cạnh tranh!
Owen D. Young, một luật gia nổi tiếng và là một trong những nhà
lãnh đạo kinh doanh lớn nhất nước Mỹ đã từng phát biểu: “Những ai có thể đặt
mình vào vị trí của người khác, những ai có thể hiểu những suy tư, cảm nhận của
mọi người thì không bao giờ phải lo lắng cho tương lai”.
Nếu như sau khi đọc quyển sách này, bạn chỉ thực hành được một
điều, đó là bao giờ cũng nghĩ theo quan điểm của người khác và nhìn sự việc từ
góc độ của họ, chỉ cần điều duy nhất này thôi cũng đủ tạo nên cột móc vô cùng
quan trọng trên con đường phát triển sự nghiệp của bạn.
Biết nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của người khác và biết khơi
gợi ở họ mong muốn tha thiết thực hiện điều mình mong chờ hoàn toàn không phải
là lợi dụng người để mưu cầu quyền lợi cho mình và gây thiệt hại đến quyền lợi
của họ. Cả hai bên đều phải có được quyền lợi như nhau.
Michael E. Whidden thuộc Warwick, đảo Rhode, là người bán hàng
cho hãng xãng dầu Shell. Mike muốn trở thành người bán hàng số một trong khu
vực, nhưng một trạm xăng dầu trong danh sách phục vụ của anh lại là một trở
ngại cho ước muốn ấy. Trạm do một ông già bảo thủ quản lý và không sao thúc đẩy
ông ta thay đổi tình trạng của trạm được. Trạm xăng trông tồi tàn đến nỗi chẳng
ai thèm ghé ngang, nhưng người quản lý không chịu nghe lời thuyết phục của Mike
để nâng cao hình ảnh của trạm.
Sau khi thúc giục, trò chuyện, tâm sự nhiều lần mà chẳng có kết quả gì, Mike quyết định mời người quản lý đến thăm trạm Shell gần nhất ở trong vùng. Ông quản lý bị sóc với ấn tượng mạnh mẽ về trạm Shell đó đến nỗi khi Mike đến lần sau, trạm xăng đã được ông quét dọn sạch sẽ và doanh thu tăng lên rõ rệt. Điều này đã giúp Mike đạt được vị trí số một trong vùng. Tất cả những lý lẽ thuyết phục đều không đem đến kết quả gì nhưng bằng cách khôi gợi lòng ham muốn mãnh liệt ở người quản lý thông qua hình ảnh của một trạm xăng hiện tại, chuyện nghiệp, Mike đã đạt được mục đích của mình. Cả người quản lý và Mike đều có lợi.
Sau khi thúc giục, trò chuyện, tâm sự nhiều lần mà chẳng có kết quả gì, Mike quyết định mời người quản lý đến thăm trạm Shell gần nhất ở trong vùng. Ông quản lý bị sóc với ấn tượng mạnh mẽ về trạm Shell đó đến nỗi khi Mike đến lần sau, trạm xăng đã được ông quét dọn sạch sẽ và doanh thu tăng lên rõ rệt. Điều này đã giúp Mike đạt được vị trí số một trong vùng. Tất cả những lý lẽ thuyết phục đều không đem đến kết quả gì nhưng bằng cách khôi gợi lòng ham muốn mãnh liệt ở người quản lý thông qua hình ảnh của một trạm xăng hiện tại, chuyện nghiệp, Mike đã đạt được mục đích của mình. Cả người quản lý và Mike đều có lợi.
Trường hợp ngược lại, một học viên, trước khi tham dự khoá huấn
luyện “Thuyết trình hiệu quả” của tôi, muốn thuyết phục mọi người chơi bóng rổ
vào thời gian rảnh rỗi đã nói như thế này: “Tôi muốn các bạn chơi bóng rổ.
Tôi thích chơi bóng rổ nhưng mấy lần gần đây ra sân tập đều không đủ người
chơi. Một bửa tối cách đây mới vài hôm, chỉ có vài ba người chúng tôi chơi bóng
với nhau và tôi bị bầm một mắt. Tôi muốn tối mai tất cả các bạn xuống sân. Tôi
muốn chơi bóng rổ!”. Anh ta có nói chút gì về điều bạn muốn không? Không!
Và bạn cũng chẳng thấy hào hứng với những gì anh ta muốn. Bạn cũng không muốn
bị bầm một con mắt. Trong khi đó, có bao nhiêu điều anh ta có thể nói để khơi
gợi ở bạn lòng ham thích tập luyện thể thao. Nào là chơi thể thao làm đầu óc
thoải mái, sảng khoái, vui vẻ và có thêm nhiều người bạn…
Xin được lần nữa nhắc lại lời khuyên khôn ngoan của giáo sư Overstreet: Trước hết hãy khơi gợi ở người khác một ham muốn mãnh liệt. Ai làm được điều đó sẽ có cả thế giới, bằng không họ sẽ cô độc một mình.
Xin được lần nữa nhắc lại lời khuyên khôn ngoan của giáo sư Overstreet: Trước hết hãy khơi gợi ở người khác một ham muốn mãnh liệt. Ai làm được điều đó sẽ có cả thế giới, bằng không họ sẽ cô độc một mình.
Một học viên của tôi rất bực mình về cậu con trai nhỏ. Thằng bé
suy dinh dưỡng và lại biếng ăn. Cha mẹ nó dùng đủ mọi biện pháp mà không đạt
được kết quả gì. Suốt ngày, họ cằn nhằn mãi với thằng bé nhưng cậu như: “Mẹ
muốn con ăn cái này và cái kia nữa!”, “Cha muốn con lớn lên thành một
người cường tráng, khoẻ mạnh như hiệp sĩ…”.Thằng bé không hề quan tâm đến
những lời nói đó, nó cũng chẳng muốn trở thành hiệp sĩ. Thật là phi lý khi đòi
hỏi một đứa trẻ ba tuổi có cách suy nghĩ như một người cha ba mươi tuổi.
Cuối cùng người cha cũng nhận ra điều này. Anh ta tự hỏi: “Thằng
bé muốn gì nhỉ? Làm sao có thể kết hợp điều mình muốn với điều nó muốn?”.
Mọi việc bỗng trở nên dễ dàng hơn khi anh bắt đầu nghĩ về điều đó. Cậu con trai
có một chiếc xe ba bánh mà cậu thích đạp đi chơi trên hè phố Brooklyn. Cách đó
vài căn nhà có một đứa bé lớn hơn thường giành xe của con anh. Những lúc như
thế cậu bé thường mếu máo và chạy đi mách mẹ. Người mẹ phải can thiệp và sự
việc này cứ tái diễn hàng ngày.
Vậy cậu bé muốn gì? Không cần phải là một thám tử tài ba như
Sherlock Holmes mới có thể tìm ra điều đó. Lòng tự hào bị tổn thương, những xúc
cảm mạnh mẽ nhất trong nó đều thúc giục nó phải trả đũa, phải nện cho tên đáng
ghét kia một cú vào giữa mũi. Người cha chỉ cần nói rằng nếu nó chịu ăn những
gì cha mẹ bảo thì một ngày nào đó, nó sẽ đủ sức khoẻ và không bị thằng bé to
lớn kia ăn hiếp nữa. Thế là việc ăn uống của thằng bé chẳng gặp vấn đề gì khó
khăn nữa.
Một chuyện khác: có một cậu bé hay đái dầm trên giường. Cậu ngủ
với bà nội. Buổi sáng bà thường đánh thức cậu dậy, sờ vào nệm và nói: “Johnny,
xem kìa, tối hôm qua cháu lại làm điều gì thế nhỉ?”. Cậu bé thường đáp: “Không
phải, không phải của cháu đâu. Của bà đấy”. Dù có la rầy, đét vào mông hay
nhắc nhở liên tục rằng cha mẹ không muốn con làm như thế, giường ngủ chú bé vẫn
bị ướt mỗi đêm. Thế là cha mẹ cậu tự hỏi: “Chúng ta phải làm thế nào để thằng
bé thôi đái dầm trên giường?”. Cậu bé muốn điều gì? Trước hết nó muốn mặc quần
áo ngủ giống như cha nó chứ không phải mặc chiếc áo ngủ giống như bà nó. Vì bà
nội đã chán chuyện thằng cháu cứ đái dầm ban đêm nên bà rất sẳn lòng mua cho
cậu nhóc một bộ quần áo ngủ nếu như nó chịu sửa đổi. Thứ hai, cậu bé muốn có
một cái giường của chính mình. Bà nội và bố mẹ cũng không phản đối.
Mẹ nó đưa nó đến cửa hàng bách hoá, đưa mắt ra hiệu với cô bán
hàng và nói: “Chàng trai trẻ này muốn mua vài thứ ở đây đấy”. Cô bán
hàng tỏ vẻ quan trọng bằng cách hỏi: “Chàng trai trẻ! Cậu muốn mua gì nào?”.
Cậu bé nhón chân cho có vẻ cao thêm và nói: “Em muốn mua một cái giường cho
riêng em”. Bà mẹ ra hiệu cho cô bán hàng giới thiệu với cậu cái giường mà
bà muốn mua cho cậu. Còn cậu nhóc thì cứ hí hửng tin rằng đó là cái giường mà
chính nó đã chọn mua. Hôm sau, chiếc giường được đưa đến. Và đêm đó khi người
cha vừa về đến nhà, cậu bé chạy ra cửa reo lên: “Cha ơi! Cha lên mà xem cái
giường con mới mua!”. Người cha nhìn chiếc giường, rồi hỏi cậu bé “Con
sẽ không đái dầm lên giường của con nữa, phải không nào?”. Cậu bé trả lời
ngay lập tức: “Ồ, không đâu, không đâu! Con sẽ không bao giờ làm ướt cái
giường của con”. Thằng bé đã giữ lời hứa vì lòng tự hào của nó. Đây là cái
giường của nó. Chỉ một mình nó mua thôi. Nó lại mặc quần áo ngủ như một
người lớn. Cậu bé muốn hành động như một người lớn và đã thực sự làm được như
thế!
Một người cha khác, K. T. Duchsman, kỹ sư vô tuyến điện, cũng là
một học viện của tôi, không thể thuyết phục cô cháu gái ba tuổi chịu ăn sáng.
La rầy, doạ nạt hay van nài, dỗ dành đủ mọi kiểu đều vô hiệu. Cha mẹ của bé tự
hỏi: “Chúng ta phải làm như thế nào để nó chịu ăn sáng?”.
Cô bé muốn bắt chước mẹ để cảm thấy mình lớn và trưởng thành.
Thế là một buổi sáng nọ, họ đưa cô bé lên một chiếc ghế cao và để bé tự nấu mì
ăn sáng. Vào đúng giờ phút quan trọng - cô bé đang nấu mì, người cha bước vào
nhà bếp. Vừa trông thấy cha, cô nhỏ đã reo lên: “Cha xem này, con đang tự
nấu mì đấy”.
Sáng hôm ấy cô bé đã tự nguyện ăn hai tô mì mà không cần ai nhắc
nhở. Cô bé đã thể hiện được mình trong việc tự tay nấu mì.
William Winter từng nhận xét: “Tự thể hiện mình là nhu cầu cơ
bản của con người”. Chúng ta có thể ứng dụng yêu tố tâm lý này vào kinh
doanh. Mỗi khi bạn có được một ý tưởng đặc biệt, bạn nên gợi cho người khác ý
tưởng đó và để họ biến nó thành hiện thực. Lúc đó họ sẽ xem ý tưởng ấy là của
họ, họ sẽ yêu thích nó và dóc sức thực hiện bằng mọi giá.
* Dễ khi nhận nhưng khó khi cho. Dễ là khi nghĩ xấu về người khác
nhưng khó là khi tặng cho họ niềm tin. Dễ là khi dập tắt đi ước mơ của người
khác và khó là khi gợi cho người khác một mong muốn tha thiết. Vậy tại sao ta
không làm một điều “khó” mà hiệu quả thật tốt như khơi gợi mong muốn thiết tha
ở một con người?
Nguyên tắc 3 : Gợi cho người khác ý muốn thực
hiện điều bạn muốn họ làm
**********************
Tóm Tắt Phần I - Nghệ Thuật Ứng Xử Căn Bản
Nguyên tắc 1 : Không chỉ trích, oán trách hay than phiền.
Nguyên tắc 2 : Thành thật khen ngợi và biết ơn người khác.
Xem tiếp: Đắc Nhân Tâm - Phần 2 - Chương 4