MARKETING 2017 - 3 XU HƯỚNG TRÊN 4 THỊ TRƯỜNG
(phần 2)
Chúng ta hãy cùng điểm ra 3 xu hướng marketing nổi bật năm 2017 trên 4 thị trường khác nhau. Mỗi thị trường có những cách làm marketing riêng và việc điểm qua những xu hướng nổi bật nhất cho phép chúng ta có một cái nhìn bao quát hơn về thế giới marketing "phẳng mà không phẳng", chọn ra cách làm hiệu quả nhất cho doanh nghiệp của mình trong năm 2017.
THỊ TRƯỜNG 2: VIỆT NAM
3 xu hướng marketing nổi bật của Việt Nam năm 2017 bao gồm:
1- Yes - Mobile-Centric Again
Thị trường Việt Nam cũng cùng với xu hướng Mobile-Centric của thị trường thế giới. Để sở hữu một chiếc smartphone rẻ nhất, người Việt chỉ cần bỏ ra chưa đầy 50 US$ và có thể sử dụng internet để lướt web xem tin tức và lên mạng xã hội. Đây là những kênh lý tưởng để làm marketing với vô số hình thức.
Marketing hướng đến mobile tại Việt Nam có thêm một số đặc điểm khác hơn so với thế giới nói chung:
- Truy cập Wifi thuận tiện. So với các nước phát triển, người tiêu dùng Việt Nam sử dụng Wifi để truy cập internet rất dễ dàng qua các quán cafe với giá chỉ 10-12k/ly. Thậm chí quán trà chanh cũng có Wifi! Còn Wifi trên xe khách đường dài cũng ngày càng phổ biến. Du khách nước ngoài đến Việt Nam đặc biệt "khoái" điều này.
Có thể bạn quan tâm:
- Tỷ lệ người dùng mobile cao cấp tính trên tổng số mobile cao hơn nhiều nước trong khu vực. Người Việt sẵn sàng đầu tư nhiều tiền để mua mobile cao cấp -> máy cao cấp sẽ hiển thị đẹp hơn và tác động đến hành vi mua sắm của người dùng. Amazon đã thống kê và thấy rằng từ khi có smartphone màn hình đẹp (iPhone 3 trở đi), lượng hàng hóa bán qua kênh mobile tăng lên rõ rệt. Ngày nay, hình ảnh quảng cáo trên mobile thường đẹp hơn hẳn sản phẩm thật ở ngoài và người mua có xu hướng thích người bán chụp hình thật không quả xử lý khi mua bán trực tiếp C2C (customer to customer).
- Việc tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo so với các nước phát triển, cả kênh mobile nói riêng và trên tất cả các kênh nói chung. Thực tế này khiến cho các công ty làm marketing chính thống rất vất vả. Còn các "business" nhỏ nhỏ thì không đủ nguồn lực để lo tới vụ to tát này nên tặc lưỡi: "mình thích thì mình làm thôi".
- Truy cập Wifi thuận tiện. So với các nước phát triển, người tiêu dùng Việt Nam sử dụng Wifi để truy cập internet rất dễ dàng qua các quán cafe với giá chỉ 10-12k/ly. Thậm chí quán trà chanh cũng có Wifi! Còn Wifi trên xe khách đường dài cũng ngày càng phổ biến. Du khách nước ngoài đến Việt Nam đặc biệt "khoái" điều này.
Có thể bạn quan tâm:
- Tỷ lệ người dùng mobile cao cấp tính trên tổng số mobile cao hơn nhiều nước trong khu vực. Người Việt sẵn sàng đầu tư nhiều tiền để mua mobile cao cấp -> máy cao cấp sẽ hiển thị đẹp hơn và tác động đến hành vi mua sắm của người dùng. Amazon đã thống kê và thấy rằng từ khi có smartphone màn hình đẹp (iPhone 3 trở đi), lượng hàng hóa bán qua kênh mobile tăng lên rõ rệt. Ngày nay, hình ảnh quảng cáo trên mobile thường đẹp hơn hẳn sản phẩm thật ở ngoài và người mua có xu hướng thích người bán chụp hình thật không quả xử lý khi mua bán trực tiếp C2C (customer to customer).
- Việc tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo so với các nước phát triển, cả kênh mobile nói riêng và trên tất cả các kênh nói chung. Thực tế này khiến cho các công ty làm marketing chính thống rất vất vả. Còn các "business" nhỏ nhỏ thì không đủ nguồn lực để lo tới vụ to tát này nên tặc lưỡi: "mình thích thì mình làm thôi".
2- Social Marketing - Mạng xã hội
Chúng ta đang quen thuộc nhất với Facebook hay Zalo. Nhưng còn có những mạng xã hội khác vẫn đang "chạy ầm ầm". Năm 2016, video ca nhạc Luật nhân quả đạt hơn 91 triệu lượt view trên YouTube, tức là chia trung bình ra thì người Việt nào cũng coi clip này ít nhất 1 lần. Marketer nào chả muốn SP/DV của mình được tới 91 triệu lượt xem!
Trong khi Fabebook không nói với chúng ta người Việt xem gì, hay còm (comment) post nào nhiều nhất trên Facebook thì YouTube cho những con số thống kê rất cụ thể. Bạn thử search "Người Việt thích xem gì nhất trên Youtube" và sẽ ra được những con số thống kê rất "thú vị". Có thể nhiều người trong chúng ta chưa biết, YouTube cũng là một dịch vụ của Google.
Kênh Social cho phép mọi cá nhân và doanh nghiệp có thể bắt đầu marketing với chi phí bằng 0. Do đó không có gì lạ khi xu hướng Social Marketing đã - đang và sẽ tiếp tục nổi bật ở Việt Nam.
Quay trở lại Facebook, đây là kênh có độ phủ rộng nhất trong các mạng xã hội hiện nay và cũng là "con dao hai lưỡi". Một là tỷ lệ "chạm" - reach đến khách hàng ngày càng thấp với những thuật toán liên tục cập nhật của Facebook để hạn chế quảng cáo kiểu viral - tự nhiên và "ép" doanh nghiệp trả tiền để chạy Ads. Hai là chi phí quảng cáo ngày càng tăng. Ba là mối "nguy hiểm chết người" khi sử dụng Facebook để làm marketing, đặc biệt là đối với doanh nghiệp khởi nghiệp (trong phần 3).
3- Traditional Marketing - Các phương thức tiếp thị truyền thống
Với những đặc điểm của Việt Nam là quốc gia đang phát triển, 80% dân số sống ở nông thôn và diện tích địa lý trải dài từ Bắc vào Nam, các công ty lớn vẫn chọn tiếp thị truyền thống là kênh chủ đạo, đặc biệt là đối với hàng tiêu dùng. Với những SP/DV phục vụ sản xuất kinh doanh như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc và nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, các kênh hiện đại như Social gần như "không có cửa". Ở một số ngành hàng, việc mua bán, phân phối còn phụ thuộc vào tín dụng, cho vay (người bán cho đại lý / người mua nợ) nên lúc này, các yếu tố "lý thuyết" của marketing như 4P, 7P hay Branding bị mờ nhạt đi.
Xem lại: Marketing Thế Giới
--
Nguyễn Thăng Long - Ban MarCom CLB QTvKN
Marketing Trainer - Vinalink Academy
A Member of AMA - American Marketing Association
Nguyễn Thăng Long - Ban MarCom CLB QTvKN
Marketing Trainer - Vinalink Academy
A Member of AMA - American Marketing Association
EmoticonEmoticon