Khách hàng chọn dịch vụ vì không giải quyết được những rắc rối đang gặp phải. Có thể là họ tiết kiệm chi phí, hoặc họ cần người giỏi hơn để xử lý nhanh hơn cho họ. Nếu Như sales nắm được việc này, và đồng bộ hóa công việc với người thực thi (phối hợp tác chiến) thì sẽ dễ tháo gỡ hơn .
Xin được chia sẻ câu chuyện thế này :
Trước đây Tèo phụ trách kinh doanh cho một cty sản xuất bao bì nhựa, màng ghép (cty đã lên sàn chứng khoán ) chuyên cung cấp màng cho các khách hàng lớn AceCook, Masan, Vinacoffee, Á Châu...Mô tả như vậy để biết cty khá lớn & đã có đầy đủ quy trình. Quy trình công việc tóm lược như thế này :
Trước đây Tèo phụ trách kinh doanh cho một cty sản xuất bao bì nhựa, màng ghép (cty đã lên sàn chứng khoán ) chuyên cung cấp màng cho các khách hàng lớn AceCook, Masan, Vinacoffee, Á Châu...Mô tả như vậy để biết cty khá lớn & đã có đầy đủ quy trình. Quy trình công việc tóm lược như thế này :
-1 : nhân viên lấy đơn hàng về, chuyển qua bộ phận sản xuất
-2 : bộ phận sản xuất chạy hàng, ra và ưu tiên giao cho khách (không báo cho kinh doanh)
-3 : phát sinh lỗi, khách không nhận, chuyển mũi dùi lên phòng kinh doanh để xử lý (lúc này là chuyện đã rồi) ==> mọi RẮC RỐI & MÂU THUẪN xuất phát từ đây.
-2 : bộ phận sản xuất chạy hàng, ra và ưu tiên giao cho khách (không báo cho kinh doanh)
-3 : phát sinh lỗi, khách không nhận, chuyển mũi dùi lên phòng kinh doanh để xử lý (lúc này là chuyện đã rồi) ==> mọi RẮC RỐI & MÂU THUẪN xuất phát từ đây.
Dù cho hàng giao không được, công ty thất thu nhưng cuộc chiến nội bộ vẫn là thứ nhức đầu nhất : LỖI ANH hay LỖI TÔI? Bí thế chuyển qua LỖI KHÁCH HÀNG!
Và sau cùng, Tèo đã thực hiện giải pháp như sau để khắc phục :
+1 : Trước khi đi làm việc với khách hàng, họp lại với Giám đốc kỹ thuật, TP R&D, Giám đốc sản xuất để nắm rõ lịch sử mua hàng của khách hàng, cũng như những tương tác, sai sót trong sản xuất hàng hóa & yêu cầu kỹ thuật.
+2 : yêu cầu bộ phận R&D cử người đi theo để cùng nắm yêu cầu kỹ thuật của khách (cho chắc ăn )
+3 : theo dõi sát quá trình sản xuất, khi xảy ra sai sót, chủ động liên lạc phòng chất lượng bên khách để làm việc trước, nếu có rủi ro là cho ngưng ngay & bàn bạc với khách để tìm giải pháp.
+1 : Trước khi đi làm việc với khách hàng, họp lại với Giám đốc kỹ thuật, TP R&D, Giám đốc sản xuất để nắm rõ lịch sử mua hàng của khách hàng, cũng như những tương tác, sai sót trong sản xuất hàng hóa & yêu cầu kỹ thuật.
+2 : yêu cầu bộ phận R&D cử người đi theo để cùng nắm yêu cầu kỹ thuật của khách (cho chắc ăn )
+3 : theo dõi sát quá trình sản xuất, khi xảy ra sai sót, chủ động liên lạc phòng chất lượng bên khách để làm việc trước, nếu có rủi ro là cho ngưng ngay & bàn bạc với khách để tìm giải pháp.
Sau đó thì mọi việc đỡ hơn hẵn. Mâu thuẫn nội bộ cũng giảm, mối quan hệ với khách cũng đỡ hơn nhiều. Chỉ có mấy anh em phòng kinh doanh phải chạy bao quát nên mệt hơn, nhưng vui vì chạy việc.
Mở rộng quan điểm :
Bất kỳ tổ chức nào cũng sẽ có những ngôi sao. Nhiều ngôi sao hợp lại sẽ làm chậm bước tiến của tổ chức.
Bất kỳ tổ chức nào cũng sẽ có những ngôi sao. Nhiều ngôi sao hợp lại sẽ làm chậm bước tiến của tổ chức.
Tèo luôn tâm niệm : một cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân. Mùa xuân chỉ đến khi trăm hoa đua nở, người người háo hức, & vượt qua mùa đông buồn u ám.
Dù có là mãnh tướng nơi chiến trường cũng cần phải có hậu phương vững chắc để an tâm chiến đấu. Nếu ai đó đặt CÁI TÔI CÁ NHÂN cao hơn LỢI ÍCH TỔ CHỨC thì họ chính là tội đồ làm cản bước tiến của chính tổ chức mà họ tham gia.
À, không liên quan lắm nhưng vẫn bổ sung : nếu muốn trở thành sales giỏi nên học thêm Quản Trị Chuỗi Cung Ứng (supply chain management)
Tóm Lại : làm Sales dẫu là dâu trăm họ vẫn phải đảm việc nhà. Đừng trông đó bỏ đây mà gãy gánh giữa đàng. Đừng chỉ nghĩ chuyện BÁN HÀNG mà hãy nghĩ tới cả hệ thống đang PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG.
TÈO TIẾP THỊ
EmoticonEmoticon